Vệ sinh máy xay cà phê tưởng chừng như là một công việc rất đơn giản nhưng rất nhiều người sử dụng khá lúng túng và chưa biết làm thế nào để vệ sinh đúng cách và phải vệ sinh bộ phận nào. Đừng lo, Phin Việt sẽ hướng dẫn các bạn vệ sinh máy xay cà phê một cách dễ hiểu nhất để ai cũng có thể làm được.
Tại sao lại phải vệ sinh máy xay cà phê
Máy móc cũng như chính con người chúng ta, sau một thời gian hoạt động chúng sẽ dễ dàng “nhiễm bệnh” nếu không được chăm sóc cẩn thận. Ông bà chúng ta có câu nói “của bền tại người”, thật vậy, một chiếc máy xay cà phê chất lượng đến đâu nếu không được vệ sinh định kỳ và đúng cách thì cũng có thể gặp lỗi bất kì lúc nào. Việc vệ sinh máy sẽ giúp cho máy hoạt động ổn định, bền và cũng tránh cho việc đảm bảo chất lượng của một ly cà phê thơm ngon được pha chế.
Bộ phận nào quan trọng nhất trong máy xay cà phê cần phải vệ sinh
Bộ phận quan trọng nhất trong máy xay cà phê đó chính là đĩa xay, và nhắc đến vệ sinh máy xay cà phê thì cũng chỉ cần chú ý đến bộ phần này mà thôi. Quá trình xay cà phê qua thời gian sẽ khiến bột cà phê dễ đóng, bám cặn vào các rãnh cắt của đĩa xay và làm giảm độ hiệu quả khi xay cà phê hạt. Nếu không được loại bỏ các mảng bám kịp thời đĩa xay sẽ nhanh bị mòn do quá trình xay sinh ra nhiều ma sát, chi phí thay thế bộ phận quan trọng này cũng không phải là nhỏ. Chưa kể ma sát cũng sinh nhiệt, dễ gây khét cà phê, làm nóng máy thậm chí cháy mô tơ máy. Do đó, các bạn cần phải chú ý vệ sinh bộ đĩa xay thường xuyên hoặc định kì.
Vệ sinh máy xay cà phê thế nào là đúng cách
Vệ sinh đúng cách máy xay cà phê đó là vệ sinh khô bộ đĩa xay, vì đĩa xay máy xay cà phê gắn liên với trục động cơ cũng như làm bằng hợp kim, nếu như vệ sinh ướt rất dễ gây ra gỉ sét hoặc làm chập điện hỏng động cơ. Ngoài ra thời gian vệ sinh cũng phải được lưu ý, với những loại cà phê có độ bết dính ( nhiều dầu, do tẩm ướp ) thì cần phải được vệ sinh nhiều hơn các loại khác. Với các dòng máy xay cà phê thông thường hiện nay, chúng ta có 2 loại đĩa xay thông dụng nhất đó là đĩa dạng côn và đĩa dạng thớt. Phin Việt sẽ hướng dẫn các bạn vệ sinh hai bộ đĩa này sau khi đã tháo lắp máy xong.
Vệ sinh đĩa xay cà phê dạng côn:
Đi kèm máy xay dạng này thông thường sẽ có một chiếc chổi quét hình cây thông mà nhà sản xuất cung cấp hoặc nếu không có thể sử dụng những cây cọ nhỏ. Chúng ta sẽ dùng chiếc chổi này để vệ sinh máy, cố gắng cọ sát thân chổi vào những rãnh, khe trên bộ đĩa xay để đẩy được mảng bám do bột cà phê tạo ra trên bề mặt đĩa xay.
>> Xem ngay Các mẫu máy xay cà phê chuyên nghiệp cho quán tại Phin VIệt
Chúng ta có thể sử dụng khăn khô ( lưu ý là khăn không có sợi bông ) và thấm cồn y tế để lau sạch đĩa xay, cồn vệ sinh rất sạch và bay hơi rất nhanh nên bạn khỏi lo có thể làm ẩm và làm hỏng máy.
Sau khi vệ sinh xong, bạn bật máy hoạt động để tạo gió thổi các bụi bẩn, các mảng bám còn thừa ở trong máy ra ngoài là xong.
Vệ sinh đĩa xay cà phê dạng thớt :
Đĩa xay dạng thớt sẽ dễ vệ sinh hơn đĩa xay dạng côn rất nhiều, vì bạn có thể tháo lắp tách rời bộ đĩa rất dễ dàng. Bạn cũng có thể dùng chổi hoặc cây cọ để quét sạch mảng bám cà phê trên bề mặt rãnh đĩa.
Nếu mảng bám quá chặt, bạn có thể sử dụng các vật có cạnh nhọn để nạo đi mảng bám này. Không nên quá mạnh tay ở bước này nhé.
Bước cuối cùng có thể sử dụng khăn thấm cồn để lau cho sạch bề mặt của đĩa xay. Sau đó lắp lại và sử dụng là xong.
Không quá khó để vệ sinh được một chiếc máy xay cà phê phải không nào? Các bạn chỉ cần chú ý tới bộ đĩa xay là quan trọng nhất, còn lại đều quá quen thuộc và đơn giản rồi. Ngoài ra nếu gặp bất kì khó khăn nào, các bạn có thể liên hệ với Phin Việt theo số hotline để được đội ngũ kỹ thuật tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất nhé.
Một số HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG, THÁO LẮP VÀ VỆ SINH MÁY XAY CÀ PHÊ tham khảo TẠI ĐÂY
Xem ngay cá dòng máy xay cafe cho quán