X

Lịch sử phát triển của cà phê – từ thế giới cho tới Việt Nam

 

Vùng cao nguyên Ethiopia nhiều thế kỉ trước là nơi mà câu chuyện bắt đầu với một người chăn dê tên Kaldi, có lẽ rất khó để kiểm chứng câu chuyện này nhưng những người đam mê cà phê coi đó như là một câu chuyện giải thích về nguồn gốc của loại cây này.

Người ta kể rằng Kaldi phát hiện ra cây cà phê khi thấy những con dê của mình trở nên tỉnh táo không hề muốn ngủ vào ban đêm do đã ăn quả từ một loại cây nào đó mọc dại quanh khu vực cao nguyên mà anh hay chăn dê.

Kaldi là người đầu tiên phát hiện ra quả cà phê

Kaldi đã rất bất ngờ về điều này và báo cáo lại với quản nhiệm của một tu viện địa phương, nghi ngờ rằng đây là một loại quả của quỷ dữ vì chỉ có quỷ mới hoạt động vào ban đêm để hại người, người quản nhiệm sai tu sĩ của viện đem nhổ bỏ cây để đem đốt mong trừ họa cho dân. Kì lạ thay, khi vất những cây có quả vào lửa, một mùi thơm lan tỏa nhẹ nhàng, thơm dịu khiến cho tất cả mọi người xung quanh đều thấy khoan khoái, tinh thần hưng phấn xua tan mệt mỏi, vị quản nhiệm mới nhận ra rằng loại quả này có tác dụng tốt chứ không xấu như mình đã nghĩ. Ngay lập tức, ông cho người hái quả về, đốt cháy hạt và nghiền thành bột để phân phát cho mọi người, thứ quả kì lạ từ đó được mọi người coi như một món quà của Chúa trời nhằm đánh thức tinh thần, cứu rỗi những tâm hồn mệt mỏi của người trần và danh tiếng của nó lan rộng ra khắp vùng.

Hiện này, cà phê được trồng ở vô số quốc gia trên thế giới, nhưng cho dù là ở châu Á hoặc châu Phi, Trung và Nam Mỹ, các đảo Caribe hay Thái Bình Dương thì đều có nguồn gốc từ những cao nguyên cổ ở Ethiopia.

Sự xuất hiện tại bán đảo Ả Rập:

Người Ả Rập là những người đầu tiên không chỉ gieo trồng cà phê mà còn biến cà phê hạt thành hàng hóa thương mại. Đến thế kỷ thứ 15, cà phê được trồng nhiều nhất tại Yemen ở Ả Rập và chỉ ngay sau đó một thế kỉ, nó đã phủ rộng ra cả Ba Tư, Ai Cập, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ả Rập cố gắng duy trì độc quyền của mình về cà phê

Cà phê khi đó không chỉ là một thức uống tại nhà mà còn phổ biến tại những quán xá vùng Cận Đông, nó có mặt hầu hết trong các hoạt động xã hội. Không chỉ dùng cà phê để uống khi trò chuyện, khi thưởng thức nghệ thuật, chơi cờ tướng mà còn là thứ đồ uống quan trọng trong các cuộc họp chính trị.

Với hàng ngàn khách hành hương thăm thánh địa Mecca mỗi năm từ tất cả các nơi trên thế giới, tên tuổi của thứ đồ uống có tác dụng làm tinh thần sảng khoái, minh mẫn ngày một lan rộng ra. Cà phê nổi tiếng tới mức họ gọi nó là “thứ rượu vang của Ả Rập” và Ả Rập đã rất nỗ lực để duy trì độc quyền kinh doanh cà phê bằng việc kiểm soát chặt chẽ sản lượng tiêu thụ hàng năm của nước này.

Sự xuất hiện tại châu Âu:

Du khách châu Âu sau khi đến vùng Cận Đông đã mang theo cà phê và câu chuyện về thứ đồ uống “đen tối khác thường”. Vào thế kỷ thứ 17, cà phê đã phổ biến toàn châu Âu và gây ra những cuộc tranh luận lớn. Những người phản đối đã quá thận trọng, kêu gọi mọi người tẩy chay “thức uống độc hại cay đắng của quỷ Satan” này. Tại Venice năm 1615, các giáo sĩ địa phương đã lên án việc sản xuất cà phê, cuộc tranh cãi lớn tới mức Giáo Hoàng Clement VIII đã được yêu cầu can thiệp. Giáo Hoàng Clenment VIII đã tự mình thử nghiệm thứ đồ uống này và nó đã khiến ông thấy thỏa mãn chứ không độc hại như lời truyền, ngay sau đó Giáo Hoàng đã chấp thuận cho cà phê được lưu thông trên thị trường.

Các quán cà phê xuất hiện này một nhiều tại các quốc gia châu Âu

Những quán cà phê mọc lên như nấm sau đó tại Anh, Áo, Pháp, Đức và Hà Lan và nhanh chóng trở thành trung tâm của các hoạt động xã hội và truyền thông. Vào giữa thế kỷ 17, đã có hơn 300 quán cà phê tại London và thu hút rất nhiều khách hàng, đa dạng tầng lớp ngành nghề trong xã hội như thương gia, chủ buôn, môi giới, nghệ sĩ,… Từ đó cũng nhiều doanh nghiệp đã phát triển chuyên biệt về cà phê tồn tại cho tới nay.

Sự xuất hiện tại Mỹ:

Giữa những năm 1600, cà phê được đưa đến New Amsterdam – thành phố New York nổi tiếng sau này. Tại đây, mặc dù cà phê cũng nhanh chóng được sử dụng và sự xuất hiện của các cửa hàng cà phê cũng mở rộng dần nhưng trà vẫn là một thức uống ưa chuộng hơn cả cho tới tận năm 1773, sau khi xảy ra cuộc đấu tranh chống lại việc áp đặt khoản thuê quá nặng lên trà bởi King George. Lúc này, cà phê dần trở thành thức uống ưa thích nhất tại Mỹ.

Cuộc đấu tránh chống áp đặt thuế trà đã thay đổi sở thích của người Mỹ sang cafe

Sự lan rộng ra toàn thế giới:

Sự cạnh tranh về cà phê ngày càng căng thẳng khi nhu cầu về thức uống này tăng cao, người Ả Rập đã không thể duy trì vị thế độc quyền của mình và để những nước khác có được cây giống. Nhà truyền giáo, du khách, thương nhân và người dẫn thuộc địa tiếp tục mang các loại hạt cà phê đi khắp thế giới, chúng được gieo trồng khắp nơi. Kết quả là chỉ trong vòng 100 năm xuất hiện rất nhiều loại cà phê khác nhau và cà phê là loại hàng hóa phổ biến nhất trên thế giới. Thế kỷ 18, cà phê đã trở thành một trong những cây trồng xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao nhất trên thế giới.

Xuất hiện tại Việt Nam:

Cà phê du nhập vào Việt Nam bởi những người Pháp theo Thiên Chúa Giáo vào những năm 1850, Buôn Ma Thuột, Dak Lak và Cao Nguyên Trung Bộ là những vùng sản xuất cà phê nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Với hơn 150 năm thừa hưởng tinh hoa văn hóa cà phê, những người đam mê cà phê Việt Nam đã dần biến cà phê thành một nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam – một nét văn hóa giản dị, gần gũi rất đỗi thân thuôc với cuộc sống hàng ngày.

Văn hóa cà phê Việt Nam – bình dị, giản đơn và gần gũi

Với sự nỗ lực và phương châm hoạt động trong lĩnh vực của mình, Phin Việt cũng đang cố gắng góp sức vào quá trình phát triển và xây dựng văn hóa cà phê Việt Nam – đặc biệt là hưởng ứng phòng trào sử dụng cà phê sạch nguyên chất cùng các quán cà phê hiện nay.

Nhung Tuyết: